Chiều ngày 29/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hòa Bình đã tổ chức cuộc họp mở rộng để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Dự và chỉ đạo có đồng chí Bùi Quang Điệp Tỉnh ủy viên - Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND thành phố.
Ngày 27/8, UBND TP Hòa Bình tổ chức HN giao ban công tác tháng 8 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2021. Có Đ/c Ngô Ngọc Đức – UV BTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy – Chủ tịch HĐND TP Hòa Bình dự HN.
Giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông thuận lợi, có quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 12B, quốc lộ 21, quốc lộ 15A, quốc lộ 70B; tuyến đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình đang được đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian di chuyển từ thủ đô Hà Nội và thành phố Hòa Bình còn khoảng 1 giờ ô tô chạy. Hòa Bình còn là một trong 8 tỉnh nằm trong quy hoạch đường vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội.
Các tuyến đường nội thị trong thị trấn, thành phố Hòa Bình được đầu tư nâng cấp với quy mô hiện đại, phù hợp với quy hoạch và yêu cầu phát triển của tỉnh. Ngoài ra hệ thống đường liên thôn, liên xã cũng được đầu tư cải tạo và xây dựng mới, đảm bảo 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã, góp phần trong việc giao thương, buôn bán, phát triển kinh tế các xã trong toàn tỉnh.
Giao thông đường thủy: Sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình 151 km nối liền với tỉnh Sơn La và tỉnh Phú Thọ, có các cảng lớn như cảng Bích Hạ, cảng Ba Cấp, cảng Thung Nai, cảng Bình Thanh. Sông Bôi nối với tỉnh Hà Nam … tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và khai thác du lịch.
- Tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Sản xuất nông, lâm nghiệp: Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phong phú đa dạng; đất đai có độ màu mỡ cao, diện tích đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng lớn là điều kiện để phát triển đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Nuôi trồng thủy sản: Mạng lưới sông, suối, hồ đầm phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Đặc biệt là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn; hồ Hòa Bình với diện tích nước mặt khoảng 8.000 ha là điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Tiềm năng phát triển công nghiệp:
Khai thác, chế biến khoáng sản: Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi đá gabrodiaba, đá granit, barit, cao lanh, vàng xa khoáng, sắt, đồng, chì… là điều kiện để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất xi măng.
Chế biến nông, lâm sản: Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh khoảng 250.000 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng 150.000 ha, rừng trồng khoảng 100.000 ha là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn. Diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc biệt là cam, chanh, bưởi ngày càng được mở rộng, sản lượng ngày càng tăng cao, tạo nguồn nguyên liệu ổn định để phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Công nghiệp cơ khí, điện tử, may mặc, giày da: Tiếp giáp với trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và tiềm năng lao động dồi dào, số lao động ở nông thôn chiếm tỷ lệ lớn do đó thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: cơ khí, may mặc, các ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Tiềm năng phát triển du lịch:
Tài nguyên du lịch tự nhiên:Tỉnh Hòa Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, đa dạng, bao gồm các sông, hồ, suối nước khoáng, hang động tự nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), vườn quốc gia (VQG). Đặc biệt là hồ thủy điện Hòa Bình với diện tích khoảng trên 8.000 ha, dung tích trên 9 tỷ m3 nước và trên 40 đảo nổi trong hồ, đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, thể thao nghỉ dưỡng. Có nguồn nước khoáng phong phú (suối khoáng Kim Bôi); Các khu bảo tồn thiên nhiên Hang kia – Pà cò, KBTTN Thượng Tiến, KBTTN Pù Luông, KBTTN Phu Canh, KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông; Vườn quốc gia Cúc Phương, có giá trị lợi thế cho phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn:Hòa Bình là nơi cư trú của đồng bào nhiều dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao… Đây là yếu tố tạo nên sự đa dạng , nét độc đáo của văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình – sức hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Nét độc đáo của văn hóa các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống …Trên địa bản tỉnh Hòa Bình hiện nay có một số bản làng khai thác phục vụ du lịch cộng đồng như bản Giang Mỗ, huyện Cao Phong, bản Văn, bản Lác, bản Tòng, huyện Mai Châu…
Với những tiềm năng lợi thế của tỉnh nhà, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình trân trọng giới thiệu đến các nhà đầu tư danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh. Hòa Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh Hòa Bình.
Chiều ngày 24/9, tại văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình đã có buổi làm việc với đoàn công tác UBND tỉnh Sơn La về việc triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La). Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH - TỈNH HÒA BÌNH
Số giấy phép: 104/GP-STTTT, cấp ngày: (10/9/2015) Chịu trách nhiệm chính:Ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Địa chỉ: Tổ 1, Phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình - Điện thoại: (02183.856.473) - Fax : (02183.852.258)
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình (http://thanhpho.hoabinh.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.